10 chứng chỉ Business Analyst uy tín hàng đầu năm 2024

chứng chỉ Business Analyst

Những chứng chỉ Business Analyst (BA) không chỉ làm tăng giá trị cho sự nghiệp của bạn mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc xác nhận kỹ năng và kiến thức bạn có trong lĩnh vực phân tích kinh doanh. Việc sở hữu một chứng chỉ uy tín không chỉ giúp bạn nổi bật trên thị trường đầy cạnh tranh mà còn mở ra nhiều cơ hội mới. Bài viết này sẽ đề cập đến lợi ích của những chứng chỉ business analyst, cũng như top những chứng chỉ uy tín bạn có thể tham khảo trong năm 2024.

Business Analyst là gì? Xu hướng công việc Business Analyst hiện nay

Trước khi tìm hiểu chi tiết về chứng chỉ Business Analyst thì bạn cần phải nắm rõ Business Analyst là gì. Business Analyst hay còn gọi tắt là BA, là một người chuyên nghiên cứu và phân tích các hoạt động kinh doanh, quy trình, dự án và hệ thống thông tin của một tổ chức để đưa ra các giải pháp cải thiện hiệu suất và tối ưu hóa các quy trình.

10 chứng chỉ Business Analyst uy tín hàng đầu năm 2024
10 chứng chỉ Business Analyst uy tín hàng đầu năm 2024

Lợi ích của việc sở hữu chứng chỉ Business Analyst

  • Tăng độ uy tín của bạn trong mắt nhà tuyển dụng: Một chứng chỉ Business Analyst uy tín có thể chứng minh rằng bạn có kiến thức và kỹ năng cần thiết để đảm nhiệm công việc, cùng khiến  nhà tuyển dụng có thể dễ dàng đánh giá, đặt bạn lên bàn cân với những ứng viên tiềm năng khác. 
  • Giúp bạn nâng cao kỹ năng: Quá trình học để đạt được chứng chỉ sẽ giúp bạn cập nhật và phát triển kỹ năng mới trong lĩnh vực phân tích kinh doanh, bao gồm quản lý dự án, thu thập và phân tích dữ liệu, giao tiếp và tư duy logic. Qua đó, bạn có thể tăng khả năng thăng tiến trong công việc.
Read More:   Những Tips bạn cần lưu ý khi xin việc ngành công nghệ thông tin
Lợi ích không nhỏ đến từ việc sở hữu chứng chỉ Business Analyst
Lợi ích không nhỏ đến từ việc sở hữu chứng chỉ Business Analyst

Tìm hiểu thêm: Business analyst là gì? Các kỹ năng cần có để trở thành một BA giỏi?

Danh sách chứng chỉ Business Analyst uy tín hàng đầu năm 2024

Chứng chỉ CBAP (Certified Business Analysis Professional)

Chứng chỉ quốc tế do tổ chức International Institute of Business Analysis cấp. Để đăng ký thi chứng chỉ, bạn cần:

  • Có ít nhất 7500 giờ kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực phân tích kinh doanh
  • Hoàn thành 37 PD (Professional Development Units) trong các lĩnh vực liên quan đến phân tích kinh doanh

Chứng chỉ CCBA (Certification of Capability in Business Analysis)

Đây cũng là một chứng chỉ do International Institute of Business Analysis cấp. Cần đáp ứng những yêu cầu sau nếu có ý định thi chứng chỉ:

  • Có ít nhất 2.500 giờ kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực phân tích kinh doanh
  • Hoàn thành 21 PD (Professional Development Units) trong các lĩnh vực liên quan đến phân tích kinh doanh 

Tìm hiểu thêm: Mức lương Business Analyst thực tế hiện nay là bao nhiêu?

Chứng chỉ PMI-PBA (Project Management Institute – Professional in Business Analysis)

Được cấp bởi Project Management Institute (PMI), tập trung vào kỹ năng quản lý dự án và phân tích kinh doanh. Đây là chứng chỉ lý tưởng cho những người muốn kết hợp cả hai lĩnh vực này. Người mong muốn dự thi cần:

  • Có ít nhất 4.500 giờ kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực phân tích kinh doanh
  • Hoàn thành 45 PD (Professional Development Units) trong các lĩnh vực liên quan đến phân tích kinh doanh
Read More:   NodeJS là gì? Mô tả công việc và mức thu nhập thực tế

Chứng chỉ ECBA (Entry Certificate in Business Analysis)

Chứng chỉ cấp độ thấp nhất của International Institute of Business Analysis, phù hợp với những người có ít hơn 7 năm kinh nghiệm trong ngành. Để dự thi cần: Hoàn thành 21 PD (Professional Development Units) trong các lĩnh vực liên quan đến phân tích kinh doanh

Chứng chỉ AAC (Agile Analysis Certification)

Chứng chỉ Agile Analysis trong hệ thống chứng chỉ của International Institute of Business Analyst, phù hợp với những người muốn tích hợp phương pháp Agile vào kĩ năng phân tích kinh doanh. Điều kiện để đăng ký thi AAC là:

  • Có ít nhất 2.000 giờ kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực phân tích kinh doanh
  • Hoàn thành 21 PD (Professional Development Units) trong các lĩnh vực liên quan đến phân tích kinh doanh

Chứng chỉ CBDA (Certification in Business Data Analytics)

Chứng chỉ CBDA (Certification in Business Data Analytics) là một chứng chỉ do Institute for Operations Research and the Management Sciences (INFORMS) cấp. 

Yêu cầu:

  • Có ít nhất 2.000 giờ kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực phân tích kinh doanh
  • Hoàn thành 21 PD (Professional Development Units) trong các lĩnh vực liên quan đến phân tích kinh doanh

Chứng chỉ CPRE (Certified Professional for Requirements Engineering)

là một chứng chỉ quốc tế trong lĩnh vực Kỹ thuật Yêu cầu (Requirements Engineering). CPRE được quản lý và cấp phát bởi International Requirements Engineering Board (IREB). CPRE thường có ba cấp độ chứng chỉ: CPRE Foundation Level, CPRE Advanced Level, và CPRE Expert Level. Cấp độ càng cao yêu cầu kiến thức và kỹ năng sâu rộng hơn.

Read More:   Fresher là gì? Vai trò và tầm quan trọng của Fresher hiện nay

Chứng chỉ CFLBA (Certified Foundation Level Business Analyst)

Với những bạn đang ở bước đầu trong quá trình xây dựng sự nghiệp Business Analyst, thì đây là chứng chỉ thích hợp dành cho các bạn. Chứng chỉ này như một bước đệm, là nền tảng để bạn có thể thi những chứng chỉ cao hơn. Đối với chứng chỉ này, không có yêu cầu đầu vào cũng như bất cứ điều kiện đầu vào nào, người tham gia chỉ cần hiểu biết, có kinh nghiệm cơ bản trong lĩnh vực phân tích kinh doanh. Ngoài ra, kiến thức về khái thiệm, cách thiết kế và phát triển giải pháp cũng là một lợi thế.

Chứng chỉ CFA (Chartered Financial Analyst)

Đây là một chứng chỉ do CFA Institute cung cấp, mặc dù thiên về mảng tài chính và đầu tư, nhưng cũng rất phổ biến trong giới Business Analyst. Dưới đây là những điều kiện cần đạt được để đăng ký thi chứng chỉ CFA:

  • Tốt nghiệp chuyên ngành bất kỳ, hoặc có bằng nghề nghiệp như ACCA, CPA, CIMA, AIA, ICSA hoặc tương đương.
  • Sinh viên đại học năm cuối (ra trường không quá một năm)
  • Ít nhất 4 năm học và làm việc (không bắt buộc trong lĩnh vực nào)

SimpliLearn Business Analyst Masters Program

Nếu bạn đang có dự định thay đổi nghề nghiệp, và bắt đầu định hướng theo con đường trở thành Business Analyst, bạn có thể tham gia trương trình Business Analyst Masters Program do SimpliLearn tổ chức và được International Institute of Business Analysis công nhận. Khóa học hứa hẹn sẽ cung cấp những kiến thức chuyên sâu về Excel, CBAP, Tableau, Agile Scrum Master, SQL, CCBA and Agile Scrum Foundation.

Hãy bắt đầu rèn luyện kỹ năng của bản thân để có thể đạt được chứng chỉ Business Analyst
Hãy bắt đầu rèn luyện kỹ năng của bản thân để có thể đạt được chứng chỉ Business Analyst

Tóm lại, nếu bạn đang tìm kiếm cách để nâng cao sự nghiệp trong lĩnh vực Business Analysis, hoặc đang hứng thú với vị trí này, hãy lưu lại danh sách những chứng chỉ uy tín trên để tiện tham khảo nhé! Để có thể sở hữu những chứng chỉ trên thì việc bạn cần làm là phải cố gắng trau dồi, tự học Business Analyst qua các tài liệu, qua các lớp học. Chuẩn bị thật kỹ kiến thức trước khi thi chứng chỉ là điều tối thiểu nếu như bạn muốn sở hữu cho mình những chứng chỉ trên. 

Việc sở hữu một chứng chỉ business analyst sẽ khiến cho bạn toả sáng và trở nên vượt trội hơn trong mắt nhà tuyển dụng đấy. Hiện tại, SmartOSC Careers đang tuyển thêm nhiều vị trí Business Analyst ở Việt Nam và văn phòng SmartOSC tại các nước, bạn có thể tham khảo thêm trên website SmartOSC Careers tại việc làm IT, tuyển dụng Fresher.

Recruit

Please fill all form fields
Note: only upload pdf, doc, docx files and the file size is limited to 5Mb

Recruit

Please fill all form fields
Note: only upload pdf, doc, docx files and the file size is limited to 5Mb