Các bạn quan tâm đến lĩnh vực IT chắc chắn không còn lạ với những thuật ngữ như PHP, JavaScript, Python, C++,.. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu hơn về ngôn ngữ lập trình PHP và giải đáp các thắc mắc xung quanh câu hỏi “PHP là gì?” Làm sao để trở thành PHP Developer? Cơ hội việc làm về vị trí PHP Developer tại SmartOSC?
PHP là gì?
PHP là từ viết tắt của Personal Home Page và hiện nay đã được chuyển thành Hypertext Preprocessor. Thuật ngữ này mô tả một dạng mã lệnh hoặc một chuỗi ngôn ngữ kịch bản được dùng để phát triển các ứng dụng web chạy trên máy chủ. Khi các lập trình viên PHP viết chương trình, chuỗi lệnh sẽ được xử lý trên server sau đó sinh ra mã HTML trên client. Dựa vào đó, các ứng dụng trên website sẽ hoạt động một cách dễ dàng.
Ngôn ngữ lập trình PHP được ứng dụng trong việc xây dựng và phát triển các ứng dụng website chạy trên máy chủ. Mã lệnh PHP có thể nhúng được vào trang HTML bằng cách sử dụng cặp thẻ PHP. Nhờ đó, website dễ dàng kết nối được với các website khác trên hệ thống mạng internet.
Đây cũng là ngôn ngữ lập trình miễn phí, được dùng để phát triển mã nguồn mở và tương thích với nhiều nền tảng khác nhau như Windows, MacOS và Linux, v.v. Đa phần các trang website bạn đang sử dụng hàng ngày để học tập, làm việc và giải trí đều sử dụng ngôn ngữ lập trình PHP. Chẳng hạn như Wikipedia, WordPress, v.v. Ngôn ngữ lập trình PHP được đánh giá là dễ đọc, có tính ứng dụng cao nên cũng là lựa chọn của nhiều các bạn trẻ khi bắt đầu tìm hiểu về IT developer hoặc muốn phát triển theo lĩnh vực IT.
Làm sao để trở thành lập trình viên PHP?
Lập trình viên PHP (hay PHP Developer) là những người chuyên phát triển các ứng dụng, chương trình và website bằng ngôn ngữ lập trình PHP. Đây là ngôn ngữ lập trình khá được ưa chuộng sử dụng để phát triển ứng dụng web.
Nhiệm vụ của PHP Developer khá rộng và khác nhau tùy thuộc vào quy mô công ty, lĩnh vực hoạt động, v.v. Nhưng nhìn chung, người lập trình viên PHP sẽ cần:
- Tạo, thử nghiệm và triển khai các ứng dụng, website mới.
- Xác định và khắc phục các sự cố tương thích liên quan đến CSS, HTML và tập lệnh. Thông thường, đó là vấn đề không tương thích giữa một loạt các nền tảng và trình duyệt khác nhau.
- Nghiên cứu và phát triển các dạng hệ thống khác nhau về khả năng sử dụng, hiệu suất của trang web và thiết kế cơ sở dữ liệu.
- Phối hợp nhịp nhàng cùng với các nhóm phát triển khác để giải quyết vấn đề phát sinh như xung đột phần mềm, tối ưu các nội dung phát triển, v.v.
- Luôn cập nhật các phương pháp lập trình và công nghệ web mới nhất thông qua các tài liệu, hội thảo và hội nghị chuyên môn.
Kỹ năng cần thiết để trở thành lập trình viên PHP
Thành thạo Javascript, HTML, CSS
Đối với một PHP Developer chuyên nghiệp, thì nắm bắt về ngôn ngữ PHP là chưa đủ. Bạn còn phải cập nhật thêm những kiến thức khác liên quan đến lập trình như JavaScript, HTML, CSS, Front-End… Ngoài ra, bạn cũng nên nắm được những kiến thức cơ bản về thiết kế. Bởi, nếu xảy ra những sai sót trong thiết kế ứng dụng thì PHP Developer chính là người đưa ra các giải pháp khắc phục những lỗi đó.
Quản lý dự án
Đây là một trong những kỹ năng cần thiết. Trở thành nhân viên lập trình PHP chuyên nghiệp, bạn sẽ được giao đảm nhiệm các dự án lớn hoặc nhỏ, đó vừa là công việc thú vị vừa là thử thách. Rất có thể, bạn phải tham gia xử lý nhiều dự án cùng lúc, và bạn sẽ phải học cách quản lý thời gian để biết nên ưu tiên xử lý dự án nào trước và dự án nào sau.
Giải quyết vấn đề
Kỹ năng giải quyết vấn đề thể hiện thông qua việc bạn kịp thời phát hiện ra vấn đề nào đang phát sinh trong các dự án. Đồng thời, bạn có thể phân tích và đưa ra được giải pháp để xử lý, khắc phục những vấn đề đó. Kỹ năng này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều, nhất là khi bạn có mong muốn tiến xa hơn trong ngành lập trình, như vươn tới vị trí Leader hay Manager.
Tự học
Kiến thức về ngành phát triển web nói chung và về lập trình PHP nói riêng thực sự rộng lớn, do vậy mỗi lập trình viên cần phải luôn học hỏi, tìm tòi sáng tạo, đồng thời bổ sung những kiến thức mới để nâng cao khả năng chuyên môn của mình. Đây là cách giúp bạn thúc đẩy bản thân phát triển, cũng như đón nhận được những xu hướng công nghệ mới mẻ thường xuyên xuất hiện và thay thế xu hướng cũ.
Tập trung vào công việc /dự án
Điều này rất quan trọng đối với một lập trình viên PHP làm việc với cơ sở dữ liệu và các hệ thống liên quan đến SQL khác. Nếu bạn không thể ngồi yên trong nhiều giờ để giải quyết những vấn đề hóc búa, đây có thể không phải là công việc dành cho bạn.
Tham khảo: Tổng hợp các câu hỏi phỏng vấn PHP phổ biến khi đi xin việc
Lộ trình thăng tiến của lập trình viên PHP
Fresher
Là những người mới tốt nghiệp, mới bắt đầu nghề lập trình PHP. Bạn chưa có kinh nghiệm, chỉ mới được trang bị các kiến thức cơ bản trong quá trình học tập. Đây là lúc bạn cố gắng tích lũy kinh nghiệm thực tiễn để trở thành một PHP Developer thực thụ.
Junior PHP developer
Là những người đã có chừng một đến hai năm kinh nghiệm làm việc thực tế. Bạn đã bắt đầu quen với công việc, nhưng vẫn chưa giải quyết được các vấn đề phức tạp bởi vốn kinh nghiệm còn ít ỏi.
Senior PHP developer
Là người đã có khoảng thời gian làm việc từ ba đến tám năm ở vị trí PHP developer. Lúc này, bạn đã tương đối lành nghề, có khả năng xử lý các vấn đề khó khăn phức tạp. Bạn cũng có thể tự thiết kế được các hệ thống, tính năng, các ứng dụng… quan trọng.
Lúc này sẽ có hai sự lựa chọn mở ra cho bạn: tiếp tục làm senior hoặc học thêm các kỹ năng để vươn tới vị trí leader. Nếu bạn chỉ thích nghiên cứu chuyên môn, không hứng thú với việc quản lý con người thì Senior PHP Developer là lựa chọn phù hợp.
Trong trường hợp bạn muốn tiếp tục thử thách bản thân ở trình độ cao hơn thì có thể thử sức với vị trí Technical leader. Muốn vậy, bạn sẽ phải học thêm các kiến thức quản trị nhân sự, quản lý quy trình sản xuất và phát triển phần mềm cũng như một số kỹ năng mềm…
Technical leader
Đây là vị trí dành cho những Senior PHP Developer đã có kinh nghiệm làm việc từ năm đến 10 năm và có khả năng lãnh đạo một nhóm các lập trình viên, để giải quyết các vấn đề trong hệ thống. Đến trình độ này, công việc chủ yếu của bạn sẽ là đưa ra phương hướng làm việc cho nhóm và giải quyết các vấn đề phức tạp mà nhân viên của bạn không thực hiện được.
Product/ Project manager
Khi lên đến vị trí này, công việc của bạn sẽ thiên về quản trị con người hơn là trực tiếp sản xuất. Tuy nhiên bạn cũng cần dành thời gian để tìm hiểu và cập nhật các xu hướng công nghệ mới, để có thể nắm bắt và quản lý tốt hơn công việc của nhân viên, cũng như đưa ra các quyết định về chức năng cần có của một hệ thống, sản phẩm và chịu trách nhiệm về dự án, sản phẩm đó.
CTO – Chief Technology Officer
CTO là Giám đốc công nghệ, phụ trách điều hành và triển khai hệ thống công nghệ thông tin của công ty. Đến lúc này, bạn hầu như không tiếp xúc với công việc lập trình, mà sẽ đề ra chiến lược phát triển sản phẩm, tính toán ngân sách, quản lý đội nhóm, triển khai sản phẩm.
Ngoài ra bạn còn đặt ra các quy trình làm việc nhằm tạo cơ sở cho việc đạt được các mục tiêu hoạt động của công ty và có nhiệm vụ truyền cảm hứng, tạo động lực, dẫn dắt các trưởng nhóm và nhân viên của mình.
Thu nhập của PHP developer?
Nhìn chung, mặt bằng chung mức lương của lập trình viên tại Việt Nam khá cao so với các ngành nghề khác. Bất kỳ bạn học ngôn ngữ nào cũng đều có một mức lương tương đương với kinh nghiệm mà bạn có.
Một lập trình viên PHP chưa có nhiều kinh nghiệm thì mức lương sẽ dao động từ 14 – 16 triệu đồng/tháng. Còn đối với những người đã trên 1 năm kinh nghiệm, mức lương trung bình có thể hơn 24 triệu đồng/tháng.
Kết luận
Qua bải viết trên SmartOSC Careers đã giải đáp câu hỏi “PHP là gì?” cũng như kinh nghiệm, cơ hội thăng tiến trong ngành nghề này. Tại SmartOSC Careers, hàng năm luôn có chương trình tuyển dụng Fresher, phù hợp với những bạn sinh viên năm 3, 4 và vừa ra trường. Vị trí PHP Fresher, Tester Fresher được tuyển dụng với số lượng lớn, không chỉ là chương trình đào tạo cơ bản mà còn cho các bạn fresher trực tiếp tham gia vào các dự án với khách hàng nước ngoài để tăng trải nghiệm thực tế.